Trải qua hai tháng tổ chức (tháng ba và tháng tư năm 2014), với ba phần thi: thi dạy, thi năng lực và thi đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN), nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) hoặc bộ đề kiểm tra theo đúng Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi (Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2010/TT-BGDĐT ngày 20 /7 /2010) của Bộ GD&ĐT, cùng các công văn hướng dẫn của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam; đến chiều ngày 26/4/2014, Hội thi Giáo viên dạy giỏi năm học 2013 - 2014 Trường PTDTNT huyện Nam Trà My đã đến hồi tổng kết với nhiều bước khởi sắc mới, thành công mới.
Thầy hiệu trưởng Nguyễn Xuân Ảnh tổng kết Hội thi.
Khai thác hết lợi thế của một đơn vị khu vực trung tâm với đầy đủ sân chơi bãi tập, dưới sự dẫn dắt đầy nhiệt tình và chuyên nghiệp của các thầy giáo huấn luyện viên: Lê Viết Khánh, Nguyễn Văn Thức và Hồ Văn Dung, đặc biệt có sức mạnh tinh thần cổ vũ của đông đảo thầy, cô giáo và bè bạn toàn trường; Đoàn Thể thao học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Nam Trà My đã tham gia thi đấu đầy đủ các môn, với tinh thần thi đấu tập trung cao độ quyết tâm để chinh phục được những thành tích cao nhất.
Với những màn thi đấu vô cùng ấn tượng, đặc biệt là những tay đập chân sút trong hai nội dung thi đấu bóng chuyền và bóng đá với những cái tên, những vận động viên xuất sắc Nguyễn Văn Tuấn lớp 9/3, Nguyễn Thành Bóng - Đinh Dương Trình - Lê Trung Thanh lớp 9/1,...liên tục được xướng vang cùng tiếng trống, tiếng pháo tay không ngớt, nhất là trong hai trận chung kết bóng chuyền với đội bóng Trường PTDTBT THCS xã Trà Nam, bóng đá với Trường PTDTBT THCS xã Trà Tập khiến khán giả không khỏi nhiều phen hồi hộp đến thót tim bởi sự gay cấn, ngang sức ngang tài giữa các đội chung cuộc.
Toàn Đoàn Thể thao và những thành tích xuất sắc
Và cuối cùng, lại một lần nữa, màu cờ sắc áo chiến thắng đã được giữ mãi thắm mãi với truyền thống thể thao của Trường PTDTNT huyện với một giải Ba, hai giải Nhì môn Điền kinh, giải Nhất Bóng chuyền và Nhất Bóng đá; khép lại giải Thể thao năm học này trong niềm vui khôn xiết của thầy trò và bao niềm thán phục chúc mừng của thầy, cô, bạn bè toàn huyện./.
Nguyễn Thị Ngoan - Lê Viết Khánh
Vào sáng 12/03/2014, với sự hiện diện của thầy giáo Nguyễn Văn Nhị (Tổ trưởng THCS, Phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My), cô giáo Đoàn Thị Kim Cúc (Chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện); 29 thầy, cô giáo là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn Ngữ văn của 10 trường có cấp THCS toàn huyện và đông đủ thầy, cô giáo Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, cùng giáo viên toàn trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện; Hội thảo chuyên đề cấp Trung học cơ sở: "Công nghệ thông tin với bộ môn Ngữ văn ở Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Nam Trà My và các trường Phổ thông dân tộc bán trú, Trung học cơ sở huyện Nam Trà My" được tổ chức với tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm đặc biệt của tất cả các thành viên tham gia.
Thầy giáo Hồ Minh Vương - Ban Tổ chức Hội thảo
Thầy giáo Nguyễn Văn Nhị, cô giáo Đoàn Thị Kim Cúc - CB Phòng GD&ĐT huyện cùng các thầy, cô giáo trong Hội thảo
Thầy giáo Nguyễn Xuân Ảnh phát biểu khai mạc Hội thảo
Phần phát biểu khai mạc của thầy giáo Nguyễn Xuân Ảnh (Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Nam Trà My) khái quát về quá trình xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ việc dạy học trang bị ở tất cả các phòng học; quan tâm việc tập huấn kỹ năng ứng dụng cho tất cả CB, GV và tổ chức tốt việc ứng dụng CNTT trong dạy học, quản lý và các hoạt động khác của đơn vị trường.
Tiếp đó, toàn bộ nội dung chuyên đề: "Công nghệ thông tin với bộ môn Ngữ văn ở Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Nam Trà My và các trường Phổ thông dân tộc bán trú, Trung học cơ sở huyện Nam Trà My" được cô giáo Nguyễn Thị Ngoan (đại diện nhóm CBQL, GV Ngữ văn) trình bày trước Hội thảo.
Cô giáo Nguyễn Thị Ngoan báo cáo chuyên đề
Báo cáo chuyên đề đã nhận định rõ vai trò to lớn của việc ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực nói chung, trong đó có bộ môn Ngữ văn; khái quát thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị máy móc phục vụ dạy học ứng dụng CNTT của các trường trong huyện với nhiều khó khăn, thiếu thốn, là điều trở ngại chung đầu tiên, cũng là điều cần quan tâm đầu tiên của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục, lãnh đạo địa phương, từng đơn vị trường và toàn xã hội cần chung tay giúp sức tháo gỡ vì sự nghiệp giáo dục của huyện nhà trong thời đại thông tin; đảm bảo cho học sinh các trường đều được học tập trong một môi trường hiện đại, thuận tiện và bình đẳng.
Trọng tâm của chuyên đề nêu rõ các hoạt động Ngữ văn có ứng dụng CNTT, kết quả đem lại cùng những kinh nghiệm có được (từ tháng 9/2010 đến tháng 12/2013) và các giải pháp đề xuất để tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiệm vụ dạy học bộ môn ở Trường PTDTNT huyện Nam Trà My, nơi được thụ hưởng nhiều thuận lợi nhất về mọi mặt so với các trường trong huyện.
Các hoạt động Ngữ văn có ứng dụng CNTT được giới thiệu, gồm: hoạt động dạy học Ngữ văn chính khóa, tổ chức và tham gia Hội thi Thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT, các hoạt động ngoại khóa như: Hội thi Thuyết trình Văn học, Vui học Ngữ văn và Bảo vệ môi trường. Trong mỗi hoạt động, đều được sơ lược rõ về ý tưởng, cách thức, nội dung CNTT được ứng dụng, kèm một số ví dụ minh họa; rất sinh động, dễ hiểu và dễ thực hiện.
Với tổng số 70 tiết dạy Ngữ văn có ứng dụng CNTT, trong đó số tiết được thao giảng, khảo sát: 15, kết quả xếp loại 12 tiết Giỏi và 03 tiết Khá. Bình quân mỗi giáo viên thực hiện 15 tiết dạy ứng dụng CNTT/ năm học, vượt gấp nhiều lần theo quy định của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam; 100% giáo viên tham gia thi Thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT, trong đó có 01 bài đạt giải Ba cấp trường và giải Khuyến khích cấp tỉnh; tổ chức thực hiện thành công Hội thi Thuyết trình Văn học hằng năm, và 04 hoạt động ngoại khóa (Vui học Ngữ văn: 02, Giáo dục bảo vệ môi trường: 02), với nội dung đảm bảo, phù hợp với học sinh, tích hợp được tất cả các nội dung giáo dục, gắn học Văn với học sống; hình thức phong phú, rõ ràng, hấp dẫn bởi sự hỗ trợ đắc lực của CNTT, đã cuốn hút tất cả học sinh và thầy cô giáo từ phút bắt đầu đến phút kết thúc; hỗ trợ hiệu quả cho công tác dạy và học Ngữ văn tại trường.
Thực tế quá trình tổ chức triển khai ứng dụng CNTT vào dạy học tại đơn vị cũng đã đúc kết được một số kinh nghiệm, giải pháp, đó là:
Trước hết, về phía Ban Giám hiệu:
+ Chú trọng phân công CB, GV tham gia tập huấn đầy đủ nội dung ứng dụng CNTT cũng như tất cả các nội dung khác; kịp thời tổ chức tập huấn lại đầy đủ cho CB, GV tại đơn vị.
+ Tập trung đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ việc dạy học ứng dụng CNTT ở tất cả các phòng học.
+ Tổ chức tốt các Hội thi Thiết kế bài giảng, Giáo viên dạy giỏi, khảo sát chuyên môn, thao giảng cấp tổ, cấp trường cùng các hoạt động ngoại khóa có ứng dụng CNTT. Qua đó thảo luận, góp ý, chỉ ra những ưu điểm đạt được và những mặt còn hạn chế, chú tâm góp ý các cách khắc phục, từ đó cùng nhau học hỏi nâng cao hơn tay nghề.
+ Việc nhận xét đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT cũng phải hết sức chú tâm, phân định rõ các hình thức ứng dụng CNTT để trình bày nội dung dạy học, để sử dụng phương pháp dạy học trực quan hay để tổ chức dạy học một cách sáng tạo, linh hoạt, hấp dẫn hơn,... Đây là những điều mà không phải bất kỳ ai cũng dễ dàng thiết kế thực hiện được, dễ dàng quan sát, nhận xét và đánh giá đầy đủ, chính xác được.
- Về phía giáo viên:
+ Không ngừng cập nhật và học cách sử dụng những phần mềm dạy học mới để việc soạn giảng và tổ chức các hoạt động ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn.
+ Để hoàn thành một tiết dạy hay tổ chức một hoạt động có ứng dụng CNTT, đòi hỏi giáo viên phải tham khảo nhiều tài liệu, chọn lọc những nội dung, hình thức phù hợp nhất với đối tượng học sinh của mình. Có như thế mới khai thác được tối đa hiệu quả mà CNTT mang lại.
+ Giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng bài soạn giảng trước khi lên lớp để hạn chế sự cố về phần mềm. Khi thiết kế, giáo viên cần chú ý đến font chữ, cỡ chữ và hiệu ứng cho thích hợp.
+ Để khắc phục sự cố gián đoạn khi gặp lỗi kĩ thuật hay khi bị ngắt điện, giáo viên cần chuẩn bị thêm những đồ dùng dạy học khác như bảng phụ.
+ Khi thiết kế các hoạt động ngoại khóa bằng Power Point cần bảo đảm được tính hệ thống, tính mạch lạc, tính chính xác, tính vừa sức của đối tượng học sinh và hướng đến các hoạt động phát huy tính tích cực của học sinh, nên làm cho học sinh được bộc lộ suy nghĩ của mình qua hoạt động. Sự trình chiếu không quá cầu kì phô diễn mà phải chú ý mục tiêu đặt ra từ hoạt động.
Bên cạnh đó, từ những khó khăn, tồn tại, thách thức mà thực tế đã gặp phải, đơn vị cũng đề xuất tiếp tục thực hiện một số giải pháp sau đây:
- Cần tạo mọi điều kiện hòa mạng cho học sinh được ứng dụng CNTT vào việc học dưới sự hướng dẫn, quản lý của giáo viên.
- Chiếu các bộ phim chuyển thể từ các tác phẩm văn học, các bộ phim lịch sử, phim tài liệu cách mạng, phim về người tốt việc tốt cho học sinh xem cuối mỗi tuần.
Đây là những việc làm để các em học sinh được thụ hưởng môi trường học tập hiện đại hơn, đủ đầy hơn; việc học Văn gắn với học sống sẽ dễ dàng tiếp cận với các em hơn.
Phần đề nghị của đơn vị cũng là tiếng nói chung của toàn Hội thảo mong muốn được các cấp lãnh đạo, quản lý giáo dục, trước nhất ở huyện cần quan tâm:
- Trang bị CSVC, máy móc, thiết bị phục vụ dạy học ứng dụng CNTT cho tất cả các đơn vị trường, tạo được môi trường học tập hiện đại, công bằng cho học sinh toàn huyện.
- Quan tâm hòa mạng và hướng dẫn học sinh học tập ứng dụng CNTT, tiếp cận được kho tri thức khổng lồ của nhân loại; đồng thời tránh được những nguy hại từ mặt trái của CNTT (tính tạp chất, đồi trụy, phản động,...) mà lứa tuổi các em dễ bị cám dỗ, sa xẩy.
- Cần tổ chức thường xuyên các đợt hội thảo chuyên đề, sinh hoạt cụm, hội giảng về ứng dụng CNTT trong dạy học và ngoại khóa các môn học để CB, GV các đơn vị trường học được trao đổi, học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ giáo dục của đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục huyện nhà.
Đặc biệt, phần tiết dạy minh họa tiếp theo đó là tiết dạy: "Hội thoại" (Ngữ văn 8, Tập 2) - là bài giảng điện tử được đánh giá cao tại Hội thi năm học 2011 - 2012 do cô giáo Trịnh Thị Ánh Nhung biên soạn và dạy lớp 8/1 với 50 thầy, cô giáo toàn Hội thảo tham gia dự giờ.
Cô giáo Trịnh Thị Ánh Nhung và học sinh lớp 8/1
Tiết học đã thu hút toàn thể thầy, trò đến phút cuối cùng
Tiết học đã thu hút tất cả sự chú tâm của thầy, cô giáo dự giờ đến phút cuối cùng bởi sự ứng dụng khéo léo, linh hoạt, đa dạng các phần mềm CNTT và sự tự nhiên, gần gũi, thân thiện; tổ chức lớp học tích cực, hiệu quả của giáo viên; cùng với sự sôi nổi, hứng thú, hồn nhiên của các em học sinh;... Tiết học không những hướng dẫn học sinh hiểu được tất cả nội dung bài học mà còn thực hành được các tình huống hội thoại thực tế theo vai xã hội và quan hệ xã hội, rèn luyện thêm cho các em kỹ năng để giao tiếp tốt hơn trong đời sống xã hội.
Hội thảo đã được các thầy, cô giáo tích cực thảo luận với 12 ý kiến đại diện cho 10 đơn vị trường, tham gia góp ý xây dựng cho cả chuyên đề lẫn tiết dạy. Hầu hết các ý kiến tập trung phản ánh thực trạng về những khó khăn trở ngại trong dạy học ứng dụng CNTT ở các đơn vị; trao đổi những kinh nghiệm, giải pháp khắc phục khó khăn để tiếp tục ứng dụng CNTT vào dạy học; đồng thời góp ý về những nội dung còn thiếu sót trong Hội thảo; thiết thực góp phần hoàn thiện hơn nội dung chương trình Hội thảo lần này và những lần tiếp sau.
Trong khuôn khổ buổi sinh hoạt chuyên môn Cụm số 2 (gồm các trường PTDTNT huyện, PTDTBT THCS Trà Tập, PTDTBT THCS Trà Dơn, THCS Trà Leng), được sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện cùng sự thống nhất phân công của Cụm, Trường PTDTNT huyện đã chủ công đăng cai tổ chức thực hiện Hội thảo trong sự biểu dương của đại diện lãnh đạo Phòng GD&ĐT, trong thái độ nhiệt tình quan tâm, tinh thần trách nhiệm hợp tác chân thành và niềm thán phục chúc mừng của đồng nghiệp toàn huyện,... Tất cả đã là sự thành công chung của Hội thảo lần này./.
Nguyễn Thị Ngoan - Lê Viết Khánh
Trong thời khắc thiêng liêng này, khi khắp mọi miền Tổ quốc Việt Nam sắc xuân vẫn còn tràn ngập, đong đầy, Trường PT DTNT huyện Nam Trà My long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập trường, là dịp để cho các thế hệ thầy và trò của trường gặp gỡ, giao lưu, ôn lại truyền thống lịch sử của trường trong 10 năm qua, từ đó vững bước thêm trên những bước đường rèn luyện phấn đấu thi đua trong giai đoạn tiếp theo; đặc biệt cũng là dịp thầy trò toàn trường được hân hạnh chào đón toàn thể quý vị lãnh đạo, quý vị đại biểu, quý vị phụ huynh, quý thầy cô giáo và nhân dân địa phương cùng về thăm hỏi, giao lưu, chung vui với trường.
Với ý nghĩa đó, Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Nam Trà My đã được tổ chức long trọng vào tối 18 tháng 02 năm 2014.
Quý vị đại biểu lãnh đạo các cấp và đông đảo đại biểu, bà con nhân dân địa phương cùng thầy trò toàn trường trong lễ kỷ niệm
Múa cồng chiêng
Trong buổi lễ, đơn vị được vinh hạnh đón tiếp và nhiệt liệt chào mừng sự hiện diện của các quý vị đại biểu đại diện lãnh đạo của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Quảng Nam; cùng các thầy cô giáo đại diện lãnh đạo CĐGD tỉnh, đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành thuộc Sở GD&ĐT.
Về phía lãnh đạo huyện, buổi lễ được nhiệt liệt chào mừng sự hiện diện của ông Hồ Thanh Bá – Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch HĐND huyện; ông: Hồ Văn Ny – Phó bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện; ông: Nguyễn Văn Điền - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy –Trưởng ban Dân vận – Chủ tịch UB MTTQ huyện; các thành viên trong Ban Thường vụ huyện ủy; Thường trực HĐND & UBND; UBMTTQVN huyện; cùng các quý vị đại biểu đại diện lãnh đạo các ban đảng, Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng HĐND&UBND; quý vị đại biểu đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, Hội, đoàn thể, trên địa bàn huyện.
Đặc biệt trong buổi lễ, có sự hiện diện của Ông Đinh Mươk: nguyên đại biểu Quốc hội khóa XII; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam – Bí thư huyện ủy Nam Trà My.
Buổi lễ được nhiệt liệt chào mừng sự hiện diện của đại biểu đại diện lãnh đạo Đảng ủy - UBND các xã trong huyện; đại diện Hội và các bậc cha mẹ học sinh toàn trường.
Cùng dự lễ kỷ niệm, có sự hiện diện của đại biểu đại diện lãnh đạo trường PTDTNT tỉnh, các trường PTDTNT huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức, Nước Oa, đơn vị kết nghĩa (Trường THCS Trần Phú, huyện Phú Ninh) và đại biểu đại diện lãnh đạo các đơn vị trường học trên địa bàn huyện Nam Trà My.
Đơn vị cùng được đón chào sự trở về của các thành viên nguyên là cán bộ, giáo viên, nhân viên; các thành viên là dâu, rể và cựu học sinh tiêu biểu qua các khóa học của mái trường PTDTNT thân yêu.
Và sự hiện diện của đại biểu đại diện các công ty, doanh nghiệp và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn huyện.
Về phía nhà trường, có thầy giáo Nguyễn Xuân Ảnh (Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường), thầy giáo Nguyễn Văn Trung (CTCĐ trường) cùng sự hiện diện đông đủ của các thầy cô giáo và 303 học sinh toàn trường.
Phần phóng sự Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Nam Trà My, 10 năm thành lập và phát triển cùng với phần diễn văn khai mạc buổi lễ của thầy giáo Hiệu trưởng đã tái hiện lại chặng đường phát triển không ngừng đi lên của đơn vị về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh; về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; mà đặc biệt là về chất lượng dạy và học, về tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua, các hoạt động giáo dục tập thể, hoạt động NGLL cùng những thành tích về mọi mặt rất đáng tự hào của thầy và trò trong 10 năm qua dưới mái trường này.
Cô Nguyễn Thị Ngoan và em Hồ Thị Tuyết - Dẫn chương trình buổi lễ và đêm văn nghệ
Buổi lễ cũng được lắng nghe phần phát biểu của ông Hồ Văn Ny - Phó bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện (đại diện lãnh đạo huyện) biểu dương những thành tích mà thầy trò nhà trường đã gặt hái được; đồng thời nhắc nhở khích lệ sự phấn đấu không ngừng vươn lên của đơn vị vì nhiệm vụ giáo dục vẻ vang và vô cùng lớn lao đối với địa phương và đất nước, với tất cả sự quan tâm lãnh đạo sâu sát thường xuyên của lãnh đạo huyện nhà.
Phát biểu của thầy giáo Hà Thanh Quốc, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam (đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT) lần nữa nhấn mạnh về những đóng góp vô cùng quý báu của các thế hệ cán bộ, nhà giáo, lao động và những thành tích xuất sắc về mọi mặt của đơn vị; cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ hỗ trợ mọi mặt của lãnh đạo và nhân dân địa phương đối với Trường Nội trú.
Với những đóng góp và thành tích xuất sắc trong 10 năm qua, đơn vị đã vô cùng vinh dự được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Nam Trà My trao tặng bức trướng với dòng chữ: "Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Nam Trà My RÈN ĐỨC LUYỆN TÀI, HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI"; Tập thể đơn vị cùng các thầy, cô giáo Nguyễn Xuân Ảnh, Nguyễn Thị Ngoan, Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Minh vinh dự được Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam tặng thưởng Giấy khen; Tập thể đơn vị và cá nhân các thầy, cô giáo Hồ Minh Vương, Nguyễn Thị Hạnh,... cùng nhiều giáo viên, nhân viên khác được UBND huyện Nam Trà My tặng thưởng Giấy khen, trong đó có các nhân viên Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Văn Thanh là những người được đồng hành, những chứng nhân lịch sử đối với ngôi trường này xuyên suốt 10 năm qua kể từ buổi đầu dựng nghiệp.
Trong buổi lễ trang trọng này, Hội Cha mẹ học sinh toàn trường cũng tặng quà lưu niệm và rất nhiều những lẵng hoa tươi thắm của các cấp lãnh đạo và các trường bạn dành tặng cho đơn vị.
Lời phát biểu của học sinh Hồ Văn Nuân, niên khóa 2004 - 2008, là thế hệ học sinh đầu tiên của trường, cùng lời phát biểu bế mạc của thầy Hiệu trưởng; đúc kết tất cả niềm vui, niềm tự hào khôn xiết, trách nhiệm và lời hứa không ngừng phấn đấu thi đua của lớp lớp thế hệ thầy trò vì sự phát triển bền vững và không ngừng của mái trường Nội trú thân yêu là lời hứa danh dự trước buổi lễ.
Phấn khởi, vui vẻ và tự hào thay cho tất cả những ai đã từng được công tác, học tập và rèn luyện dưới mái trường Nội trú mến yêu này. Và thật hạnh phúc thay cho tất cả những ai đã từng được đóng góp phần nào chút tài năng, trí tuệ và công sức của mình trong mỗi bước đường dựng xây và phát triển của mái nhà chung - mái trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Nam Trà My./.
Nguyễn Thị Ngoan
Dưới đây là một số mật thư đã tập huấn cho học sinh từ đầu năm học. Các thầy / cô tải về để tham khảo và huấn luyệnlaij cho đội TCL lớp mình.
Tải về TẠI ĐÂY.
Trang 57 trong tổng số 62