Với các nội dung thi theo Điều lệ quy định của Bộ GD&ĐT, gồm: thi 2 tiết dạy, trong đó giáo viên được tự chọn 01 tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin để thi dạy, kết hợp dạy thao giảng cấp trường và kiểm tra hoạt động sư phạm; 01 tiết dạy bắt buộc giáo viên được bốc thăm trong số các tiết dạy ở thời điểm tổ chức thi; 01 văn bản sáng kiến kinh nghiệm, báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng hoặc bộ đề theo thể thức hướng dẫn của Sở GD&ĐT và 01 bài kiểm tra năng lực (gồm nội dung các văn bản pháp quy hiện hành về Giáo dục; các kế hoạch hướng dẫn chuyên môn của Sở GD&ĐT và của Trường; các tình huống ứng xử sư phạm, những hiểu biết về định hướng đổi mới giáo dục Việt Nam; các chuyên đề đã được tập huấn; nghiệp vụ ra đề kiểm tra theo hướng tiếp cận năng lực; liên hệ thực tế đơn vị, địa phương và nhiệm vụ của bản thân để giải quyết các vấn đề liên quan), Hội thi Giáo viên dạy giỏi Trường PTDTNT huyện Nam Trà My đã diễn ra từ đầu tháng 11 năm 2014 và kết thúc vào cuối tháng 01 năm 2015. Với những ưu điểm nổi bật và thành công, đó là:
Thí sinh đã thực hiện tương đối tốt cả 03 phần thi. Trong đó phần thi dạy vẫn chiếm ưu thế với 92,86% tiết dạy đạt loại Giỏi và 7,14% tiết dạy đạt loại khá; 100% giáo viên đạt. Có 02 tiết dạy đạt 19 điểm của giáo viên Nguyễn Thị Hạnh và Nguyễn Thị Thu Thủy. 100% tiết dạy ứng dụng CNTT đạt hiệu quả tích cực. Các giáo viên đạt tổng điểm thi dạy cao gồm Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Văn Thức, Nguyễn Thanh Lâm.
Phần thi năng lực có 85,7% giáo viên đạt. Trong đó, các thí sinh Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn Thị Hạnh đạt trên 9 điểm. Đây cũng là 02 giáo viên làm tốt nhất phần câu hỏi yêu cầu vận dụng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, quy định vào thực tiễn, biểu hiện rõ năng lực trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên.
Phần thi đề tài SKKN có 85,7% đạt. Các đề tài SKKN, bộ đề tại Hội thi đều có nội dung nghiên cứu thiết thực, cụ thể, phù hợp với nhiệm vụ dạy học, với đặc thù học sinh của trường, mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Trong đó có các đề tài của Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Văn Thức, Mai Thị Hạnh, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Lâm đạt điểm cao, tương đương loại A.
Cô giáo Nguyễn Thị Ngoan, Phó hiệu trưởng nhà trường, báo cáo tổng kết Hội thi
VĐV Nguyễn Thị Nhung – ARất Hồng Tùng trong trận chung kết đôi nữ nhóm 2.
Tập thể cán bộ, nhà giáo, lao động
Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Xuân Ảnh – Bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường, ông Nguyễn Ngọc Anh - Phó trưởng Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh cùng nhà giáo, lao động toàn trường.
Đó là hoa điểm mười ở trường PTDTNT Nam Trà My.
Hoa không nở từ đất
Cứ mỗi độ cuối đông, khi chiếc lá cuối cùng của mùa thu cũng vội vàng rơi, khi tiết trời se lạnh như nhắc nhở mỗi cô cậu học trò nhỏ, ngày 20.11 sắp về. Ngay từ những ngày đầu tháng 11, cả ngôi trường PTDTNT như nhộn nhịp hẳn lên để bắt tay vào việc "trồng" hoa điểm 10 – dâng tặng thầy cô.
Chắc từ khâu sàng lọc
Trường có 3 lớp khối 9, với 84 học sinh. Mỗi em là một cá thể khác nhau, có những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau, năng lực sở trường khác nhau. Đôi khi cái tiềm năng, cái sở trường ấy tồn tại ở dạng tiềm ẩn, chưa được bộc lộ. Theo quan điểm của M.Navoki (học giả người Mĩ): "Bất kì ai cũng có sức mạnh tiềm tàng về một lĩnh vực nào đó, một dạng năng lực ẩn tàng, là người thầy phải biết khơi nguồn tiềm năng ấy". Nhưng việc khơi nguồn đâu phải dễ, khi cuộc sống của một học sinh dân tộc nội trú còn khó khăn quá, còn thiếu thốn quá, bao nhiêu vấn đề vây lấy các em, nhiều khi khiến các em quên mất mình có năng lực gì, mình có thế mạnh gì.
Nhận thức rõ điều này, ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường đã chỉ đạo từng giáo viên bộ môn phải chú ý hơn, quan tâm hơn đến việc phát hiện năng lực từng em học sinh. Bởi đôi khi, chỉ biểu hiện nhỏ cũng bộc lộ được năng lực sở trường của các em để từ đó có sự định hướng cho phù hợp. Thực tế cho thấy, những học sinh có năng khiếu là những học sinh có lời giải (hay câu hỏi) khác với thầy và các bạn, nó có thể còn dài dòng và lủng củng nhưng có sự phát hiện vấn đề. Có những học sinh lại có kiểu ghi chép rất lạ, không giống những gì giáo viên ghi trên bảng, nhưng khi ta đọc kĩ cách ghi ấy thì lại vừa đủ kiến thức của bài, lại vừa có sự ghi nhớ độc đáo của cá nhân học sinh. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng quan sát nhạy bén để phát hiện sớm tài năng. Theo từ ngữ của nhà nông, thì chúng ta có thể tạm gọi đây là khâu chọn hạt giống. Nhưng không phải bất kì hạt giống nào cũng nảy mầm phát triển thành cây, cũng như muốn có được hạt giống tốt thì phải có sự sàng lọc lần nữa. Thế nên, song song với quá trình định hướng năng lực cho học sinh thì việc tổ chức một kì thi học sinh giỏi ở trường là điều tất yếu.
Thầy giáo Hồ Minh Vương, Phó Trưởng ban Tổ chức phát biểu khai mạc và thông qua
Quy chế Kỳ thi Học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 - 2015
Trang 54 trong tổng số 62